Tìm hiểu 2 loại bệnh hại hoa Hướng dương và biện pháp chữa trị
- 16-05-2019 21:56:41
- 3.373
- 1
Hoa hướng dương là loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc, được nhiều người chọn để chơi Tết bởi sắc vàng rực rỡ. Để có được những chậu hoa hướng dương rực rỡ, khỏe mạnh. Trong quá trình trồng và chăm sóc cần phòng và trị 2 loại bệnh hại hoa hướng dương sau:
- Ý nghĩa của giỏ hoa hướng dương đẹp
- Cách chọn hoa hướng dương và hoa văn phòng giúp công việc thăng tiến
- Bật mí ý nghĩa hoa mặt trời trong tình yêu và cuộc sống
- Hướng dẫn cách trồng hoa hướng dương trong chậu
- Shop hoa hướng dương
1. Bệnh đốm mắt cua
Bệnh này do nấm Cercospora sp. gây ra. Có thể phát sinh, phát triển và gây hại ngay từ khi cây hoa hướng dương còn nhỏ. Nhưng thường gây hại nặng từ khi cây bước vào giai đọan cây ra hoa trở đi. Bệnh thường phát sinh trên những lá già ở phía dưới gốc trước. Sau đó lan dần lên các lá phía trên khi các lá phía trên bắt đầu già. Chúng ít gây hại cho những lá còn non mới ra ở trên ngọn.
Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu vàng. Sau đó lan rộng dần thành những đốm hình tròn. Đường kính cỡ một vài mm, cá biệt có khi tới 5 – 6 mm (lớn cỡ hạt bắp như cháu đã thấy). Rìa vết bệnh hơi gồ lên, giữa vết bệnh chuyển dần thành màu xám trắng. Nếu gặp điều kiện ẩm ướt trên vết bệnh sẽ mọc ra một lớp nấm mốc màu đen. Trong trường hợp khô hanh vết bệnh sẽ bị thủng rách tạo ra những vết thủng lỗ trỗ trên lá. Nếu bị hại nặng bệnh sẽ làm cho lá bị vàng và rụng sớm, cây còi cọc, xấu, cho bông nhỏ và ít bông .
Thực tế cho thấy ở những ruộng đất xấu, ít bón phân làm cho cây thiếu dinh dưỡng, cằn cỗi, “già trước tuổi". Cây sinh trưởng và phát triển kém. Những thời gian trên đồng ruộng có ẩm độ cao, có mưa. Đặc biệt là ở những nơi đất trũng, thoát nước kém, bệnh thường gây hại nhiều hơn.
Nguồn bệnh tồn tại trong hạt giống và trong tàn dư của cây bị bệnh. Đây là nguồn bệnh ban đầu ở các vụ sau. Bào tử nấm phát tán đi xa nhờ gió, mưa, không khí, bám dính lên trên lá cây. Khi gặp điều kiện thuận lợi (ẩm ướt, nhiệt độ khoảng 25 – 27 độ C) bào tử sẽ nẩy mầm xâm nhập vào bên trong mô cây.
Biện pháp phòng trừ
Không lấy hạt ở những ruộng đã bị bệnh gây hại nhiều để làm giống cho vụ sau.
Trước khi gieo trồng cây hướng dương ở vụ sau cần thu gom sạch sẽ tàn dư của cây hướng dương ở vụ trước đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu ở đầu vụ. Đồng thời phải cày bừa xới xáo ruộng cho kỹ để chôn vùi nguồn bệnh trên ruộng.
Lên liếp cao hình mai rùa, đánh rãnh để ruộng thoát nước tốt mỗi khi có mưa hoặc tưới nhiều nước.
Tăng cường bón thêm phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, bón cân đối Đạm, Lân và Kali, bón thêm vôi bột. Tưới nước đầy đủ đảm bảo đủ ẩm thường xuyên cho ruộng. Tạo điều kiện cho cây hoa luôn sinh trưởng và phát triển xanh tốt.
Không gieo trồng quá đầy. Nếu cần có thể tỉa bỏ bớt một số lá già ở dưới gốc, để tạo cho ruộng luôn thông thoáng, mặt ruộng luôn khô ráo, không bị ẩm thấp.
Kiểm tra ruộng hoa thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ bệnh kịp thời. Có thể sử dụng một trong những lọai thuốc như: Topsin M 70WP; Top 50SC; Topan 70WP; Vizincop 50BTN; Zin 80WP; Daconil 75WP hoặc 500SC; Rothamil 75WP… để phun xịt
2. Bệnh thối gốc héo rũ
Cây hoa hướng dương bị hư thối gốc sau đó héo rũ và chết gọi là bệnh thối gốc héo rũ. Bệnh này có thể do một số lòai nấm và vi khuẩn gây ra như: Fusarium oxysporum, F. lycopersici, Sclerotium rolfsii Sacc, Pseudomonas solanacerum...Nhưng qua mô tả của bạn kết hợp với những triệu chứng điển hình gây ra bởi các tác nhân trên, chúng tôi cho rằng cây hoa hướng dương của nhà bạn có lẽ đã bị nấm Sclerotium rolfsii Sacc gây ra là chính.
Nấm bệnh này thường tấn công vào phần gốc của cây giáp với mặt đất. Ban đầu vết bệnh chỉ là một đốm nhỏ có mầu nâu, hơi lõm vào, sau đó phát triển rộng dần ra bao quanh gốc rồi lan xuống tận cổ rễ dưới mặt đất. Chỗ bị bệnh bị thối và phân hủy dần. Sau đó rễ chuyển sang mầu nâu đen và thối mục. Bệnh làm cho những lá phía dưới gốc bị héo vàng trước và rụng, sau đó các lá phía trên héo rũ và chết khô.
Nếu gặp điều kiện ẩm ướt chỗ bị bệnh xuất hiện một lớp nấm mốc mầu trắng. Sau đó hình thành nhiều hạch nấm, ban đầu những hạch này có màu trắng, sau đó chuyển dần sang màu nậu nhạt, rồi màu nâu đậm, có kích thước khoảng 0,5 - 1 mm. Những hạch nấm này tồn tại trong đất và là nguồn bệnh cho năm sau.
Ngoài cây hoa hướng dương, nấm bệnh còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác thuộc họ cà, họ đậu đỗ...Do ký chủ rất đa dạng, thức ăn phong phú và luôn có sẵn trên đồng ruộng, nên việc phòng ngừa bệnh đôi khi cũng gặp không ít khó khăn do rất khó cắt được nguồn bệnh trên đồng ruộng.
Để hạn chế tác hại của bệnh, bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
- Sau khi thu hoạch dọn sạch tàn dư của cây hoa hướng dương đưa ra khỏi ruộng. Trước khi thực hiện vụ sau cần dọn sạch lại lần nữa những tàn dư còn sót lại, kể cả tàn dư của những cây ký chủ khác (như đã nói ở trên) đưa ra khỏi ruộng rồi tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu cho vụ sau.
- Cày bừa, xới xáo đất kỹ để chôn vùi nguồn bệnh.
- Lên liếp cao ráo, thoát nước, tránh để ruộng hoa bị ẩm ướt trong mùa mưa, góp phần hạn chế ẩm độ cao trong đất.
- Không nên bón quá nhiều phân đạm, nên tăng cường bón thêm phân hữu cơ hoai mục và nhất là phân Kali và phân lân để tăng cường sức chịu bệnh cho cây.
- Để tăng cường sức khỏe cho hạt giống, không nên lấy hạt ở những ruộng đã bị bệnh gây hại nhiều để làm giống cho vụ sau. Trước khi gieo cần xử lý hạt giống bằng nước 3 sôi 2 lạnh trong vòng 10 - 15 phút.
- Với những cây bị bệnh nặng cần nhổ bỏ và đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy, sau đó khử trùng chỗ gốc vừa nhổ bằng vôi bột hoặc Formol 2%.
- Kiểm tra ruộng hoa thường xuyên, khi phát hiện cây chớm bị bệnh có thể dùng một vài lọai thuốc như: Topsin M 70WP; Topan 70WP; Daconil 75WP hoặc 500SC...xịt 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 10-15 ngày.
- Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp mà bệnh vẫn không giảm chứng tỏ ruộng hoa của bạn đã bị nhiễm mầm bệnh quá nhiều, trong trường hợp này nếu điều kiện cho phép bạn nên luân canh với cây trồng nước một vài vụ.
Với 2 loại bệnh hại hoa hướng dương và biện pháp phòng trừ mà diachishophoa.com chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng sẽ là thông tin bổ ích cho quý bạn đọc. Chúc vườn hoa hướng dương nhà bạn luôn khỏe mạnh và phát triển tốt
Bệnh này do nấm Cercospora sp. gây ra. Có thể phát sinh, phát triển và gây hại ngay từ khi cây hoa hướng dương còn nhỏ. Nhưng thường gây hại nặng từ khi cây bước vào giai đọan cây ra hoa trở đi. Bệnh thường phát sinh trên những lá già ở phía dưới gốc trước. Sau đó lan dần lên các lá phía trên khi các lá phía trên bắt đầu già. Chúng ít gây hại cho những lá còn non mới ra ở trên ngọn.
Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu vàng. Sau đó lan rộng dần thành những đốm hình tròn. Đường kính cỡ một vài mm, cá biệt có khi tới 5 – 6 mm (lớn cỡ hạt bắp như cháu đã thấy). Rìa vết bệnh hơi gồ lên, giữa vết bệnh chuyển dần thành màu xám trắng. Nếu gặp điều kiện ẩm ướt trên vết bệnh sẽ mọc ra một lớp nấm mốc màu đen. Trong trường hợp khô hanh vết bệnh sẽ bị thủng rách tạo ra những vết thủng lỗ trỗ trên lá. Nếu bị hại nặng bệnh sẽ làm cho lá bị vàng và rụng sớm, cây còi cọc, xấu, cho bông nhỏ và ít bông .
Hoa hướng dương là loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc
Nguồn bệnh tồn tại trong hạt giống và trong tàn dư của cây bị bệnh. Đây là nguồn bệnh ban đầu ở các vụ sau. Bào tử nấm phát tán đi xa nhờ gió, mưa, không khí, bám dính lên trên lá cây. Khi gặp điều kiện thuận lợi (ẩm ướt, nhiệt độ khoảng 25 – 27 độ C) bào tử sẽ nẩy mầm xâm nhập vào bên trong mô cây.
Biện pháp phòng trừ
Không lấy hạt ở những ruộng đã bị bệnh gây hại nhiều để làm giống cho vụ sau.
Trước khi gieo trồng cây hướng dương ở vụ sau cần thu gom sạch sẽ tàn dư của cây hướng dương ở vụ trước đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu ở đầu vụ. Đồng thời phải cày bừa xới xáo ruộng cho kỹ để chôn vùi nguồn bệnh trên ruộng.
Lên liếp cao hình mai rùa, đánh rãnh để ruộng thoát nước tốt mỗi khi có mưa hoặc tưới nhiều nước.
Tăng cường bón thêm phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, bón cân đối Đạm, Lân và Kali, bón thêm vôi bột. Tưới nước đầy đủ đảm bảo đủ ẩm thường xuyên cho ruộng. Tạo điều kiện cho cây hoa luôn sinh trưởng và phát triển xanh tốt.
Không lấy hạt ở những ruộng đã bị bệnh gây hại nhiều để làm giống cho vụ sau
Không gieo trồng quá đầy. Nếu cần có thể tỉa bỏ bớt một số lá già ở dưới gốc, để tạo cho ruộng luôn thông thoáng, mặt ruộng luôn khô ráo, không bị ẩm thấp.
Kiểm tra ruộng hoa thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ bệnh kịp thời. Có thể sử dụng một trong những lọai thuốc như: Topsin M 70WP; Top 50SC; Topan 70WP; Vizincop 50BTN; Zin 80WP; Daconil 75WP hoặc 500SC; Rothamil 75WP… để phun xịt
2. Bệnh thối gốc héo rũ
Cây hoa hướng dương bị hư thối gốc sau đó héo rũ và chết gọi là bệnh thối gốc héo rũ. Bệnh này có thể do một số lòai nấm và vi khuẩn gây ra như: Fusarium oxysporum, F. lycopersici, Sclerotium rolfsii Sacc, Pseudomonas solanacerum...Nhưng qua mô tả của bạn kết hợp với những triệu chứng điển hình gây ra bởi các tác nhân trên, chúng tôi cho rằng cây hoa hướng dương của nhà bạn có lẽ đã bị nấm Sclerotium rolfsii Sacc gây ra là chính.
Nấm bệnh này thường tấn công vào phần gốc của cây giáp với mặt đất. Ban đầu vết bệnh chỉ là một đốm nhỏ có mầu nâu, hơi lõm vào, sau đó phát triển rộng dần ra bao quanh gốc rồi lan xuống tận cổ rễ dưới mặt đất. Chỗ bị bệnh bị thối và phân hủy dần. Sau đó rễ chuyển sang mầu nâu đen và thối mục. Bệnh làm cho những lá phía dưới gốc bị héo vàng trước và rụng, sau đó các lá phía trên héo rũ và chết khô.
Nếu gặp điều kiện ẩm ướt chỗ bị bệnh xuất hiện một lớp nấm mốc mầu trắng. Sau đó hình thành nhiều hạch nấm, ban đầu những hạch này có màu trắng, sau đó chuyển dần sang màu nậu nhạt, rồi màu nâu đậm, có kích thước khoảng 0,5 - 1 mm. Những hạch nấm này tồn tại trong đất và là nguồn bệnh cho năm sau.
Ngoài cây hoa hướng dương, nấm bệnh còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác thuộc họ cà, họ đậu đỗ...Do ký chủ rất đa dạng, thức ăn phong phú và luôn có sẵn trên đồng ruộng, nên việc phòng ngừa bệnh đôi khi cũng gặp không ít khó khăn do rất khó cắt được nguồn bệnh trên đồng ruộng.
Để hạn chế tác hại của bệnh, bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
- Sau khi thu hoạch dọn sạch tàn dư của cây hoa hướng dương đưa ra khỏi ruộng. Trước khi thực hiện vụ sau cần dọn sạch lại lần nữa những tàn dư còn sót lại, kể cả tàn dư của những cây ký chủ khác (như đã nói ở trên) đưa ra khỏi ruộng rồi tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu cho vụ sau.
- Cày bừa, xới xáo đất kỹ để chôn vùi nguồn bệnh.
- Lên liếp cao ráo, thoát nước, tránh để ruộng hoa bị ẩm ướt trong mùa mưa, góp phần hạn chế ẩm độ cao trong đất.
- Không nên bón quá nhiều phân đạm, nên tăng cường bón thêm phân hữu cơ hoai mục và nhất là phân Kali và phân lân để tăng cường sức chịu bệnh cho cây.
Bệnh thối gốc héo rũ
- Để tăng cường sức khỏe cho hạt giống, không nên lấy hạt ở những ruộng đã bị bệnh gây hại nhiều để làm giống cho vụ sau. Trước khi gieo cần xử lý hạt giống bằng nước 3 sôi 2 lạnh trong vòng 10 - 15 phút.
- Với những cây bị bệnh nặng cần nhổ bỏ và đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy, sau đó khử trùng chỗ gốc vừa nhổ bằng vôi bột hoặc Formol 2%.
- Kiểm tra ruộng hoa thường xuyên, khi phát hiện cây chớm bị bệnh có thể dùng một vài lọai thuốc như: Topsin M 70WP; Topan 70WP; Daconil 75WP hoặc 500SC...xịt 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 10-15 ngày.
- Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp mà bệnh vẫn không giảm chứng tỏ ruộng hoa của bạn đã bị nhiễm mầm bệnh quá nhiều, trong trường hợp này nếu điều kiện cho phép bạn nên luân canh với cây trồng nước một vài vụ.
Với 2 loại bệnh hại hoa hướng dương và biện pháp phòng trừ mà diachishophoa.com chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng sẽ là thông tin bổ ích cho quý bạn đọc. Chúc vườn hoa hướng dương nhà bạn luôn khỏe mạnh và phát triển tốt
Bài viết khác
Danh mục
Tin tức nổi bật
Thống kê
- Online: 6
- Lượt truy cập: 948.093