Kỹ thuật cắt tỉa cây hoa sứ cho bộ rễ đẹp
- 18-05-2019 08:15:19
- 2.577
- 1
Cây hoa sứ là loại cây cảnh cho hoa và thế khá đẹp. Hầu hết gia đình nào cũng trồng cho mình một cây trước sân. Bạn đang có một cây hoa sứ dạng thô, tuy nhiên bạn chưa biết cách tạo dáng cây thế nào cho chuẩn nhất? Các kĩ thuật cắt tỉa cây hoa sứ đầy đủ ra sao để cho một thế cây ưng ý nhất. Để giúp các nghệ nhân mới vào nghề có thể tự tay mình tạo ra những thế cây cảnh độc đáo. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn có một cái nhìn chính xác và sinh động nhất về cách cắt tỉa cây hoa sứ phổ biến này!
- Giỏ hoa 20/10 đẹp
- Ý nghĩa hoa hồng ecuador – biểu tượng của tình yêu bất diệt và ngọt ngào
- Những bó hoa chúc mừng đẹp nhất
- Điện hoa hai bà trưng, gia lâm hà nội miễn phí ship nội thành nhanh nhất
- Lẵng hoa chia buồn
Vì sao cần cắt tỉa cây hoa sứ?
Sau một thời gian trồng và chăm sóc cây hoa sứ, cây cần được thay chậu mới và thiết kế lại hình dáng (thời gian khoảng 1 năm). Như các bạn đã biết, dáng cây hoa sứ độc đáo nhất là ở bộ rễ, thời gian này cũng là lúc các nghệ nhân nâng bộ rễ của cây lên để khoe vẻ đẹp đặc biệt của loại cây này.
dáng cây hoa sứ độc đáo nhất là ở bộ rễ
Có trường hợp, cây hoa sứ đang phát triển không tốt, bị thối thân hoặc bộ rễ thì việc cắt tỉa cây cảnh đúng lúc sẽ giúp chữa trị những vết thương này, giúp cây sớm phục hồi và phát triển trở lại.
Kỹ thuật cắt tỉa cây hoa sứ
Chuẩn bị dụng cụ: Kéo cắt cành
Đối với cây sứ đang phát triển bình thường:
-Trường hợp cây nuôi trong chậu khá lâu, từ 1 năm trở lên, cây phát triển mạnh mẽ, rễ cây đã ăn kín chậu, nhánh vươn khá dài, cần phải cắt tỉa tạo tán gọn lại cho đẹp. Công việc này thường được thực hiện vào tháng 10-11 âm lịch để cây sứ sẽ ra hoa đẹp vào mùa nắng (tháng 1, 2…) Thường thì không nên thay đất vào giữa mùa mưa vì lúc này lượng nước quá lớn dễ làm thúi ủng gốc sứ qua những vết thương mà ta cắt gọt, to dáng cho cây sứ.
-Thời gian từ lúc nhổ gốc sứ, cắt tỉa, trồng lại đến lúc cây sứ trổ hoa đồng loạt là khoảng 95-120 ngày, tùy theo mùa (trong mùa mưa thì dài hơn). Ví dụ ta cắt cây sứ vào 15/9 âm lịch thì đúng tết sẽ ra hoa (cuối tháng 12 âm lịch) và cũng còn tùy theo cây sứ đang phát triển mạnh mẽ hay không?
-Để cây to dáng đẹp thì ta phải cắt tỉa tàn nhánh cây sứ như thế nào để cây phát triển đầy đặn, cân đối: hoặc tán tròn hình cầu, hay dáng của 1 cây sứ cổ thụ có thân chánh. Ta ước đoán cắt như thế nào để sau khi cắt, cây sứ sẽ đâm ra những nhánh mới dài khoảng 20cm thì ra hoa , thì lúc đó tán sứ cân đối nhất.
-Đồng thời, lúc cắt to dáng bộ tàn cũng là lúc ta tỉa rễ, tạo dáng bộ củ, để khi trồng nâng bộ củ lên, cho thấy được 1 cây sứ có bộ củ rõ ràng mập mạp, cân đối, không quá cao lêu nghêu so với bộ tán cây sau này. Thường ta chỉ trồng lồi lên khoảng ½ bộ củ đang có là hợp lý, cao hơn dễ làm cây sứ nghiêng, ngã đổ sau 1 thời gian trồng.
Kỹ thuật cắt tỉa cây hoa sứ
Chuẩn bị dụng cụ: Kéo cắt cành
Đối với cây sứ đang phát triển bình thường:
-Trường hợp cây nuôi trong chậu khá lâu, từ 1 năm trở lên, cây phát triển mạnh mẽ, rễ cây đã ăn kín chậu, nhánh vươn khá dài, cần phải cắt tỉa tạo tán gọn lại cho đẹp. Công việc này thường được thực hiện vào tháng 10-11 âm lịch để cây sứ sẽ ra hoa đẹp vào mùa nắng (tháng 1, 2…) Thường thì không nên thay đất vào giữa mùa mưa vì lúc này lượng nước quá lớn dễ làm thúi ủng gốc sứ qua những vết thương mà ta cắt gọt, to dáng cho cây sứ.
-Thời gian từ lúc nhổ gốc sứ, cắt tỉa, trồng lại đến lúc cây sứ trổ hoa đồng loạt là khoảng 95-120 ngày, tùy theo mùa (trong mùa mưa thì dài hơn). Ví dụ ta cắt cây sứ vào 15/9 âm lịch thì đúng tết sẽ ra hoa (cuối tháng 12 âm lịch) và cũng còn tùy theo cây sứ đang phát triển mạnh mẽ hay không?
-Để cây to dáng đẹp thì ta phải cắt tỉa tàn nhánh cây sứ như thế nào để cây phát triển đầy đặn, cân đối: hoặc tán tròn hình cầu, hay dáng của 1 cây sứ cổ thụ có thân chánh. Ta ước đoán cắt như thế nào để sau khi cắt, cây sứ sẽ đâm ra những nhánh mới dài khoảng 20cm thì ra hoa , thì lúc đó tán sứ cân đối nhất.
-Đồng thời, lúc cắt to dáng bộ tàn cũng là lúc ta tỉa rễ, tạo dáng bộ củ, để khi trồng nâng bộ củ lên, cho thấy được 1 cây sứ có bộ củ rõ ràng mập mạp, cân đối, không quá cao lêu nghêu so với bộ tán cây sau này. Thường ta chỉ trồng lồi lên khoảng ½ bộ củ đang có là hợp lý, cao hơn dễ làm cây sứ nghiêng, ngã đổ sau 1 thời gian trồng.
Kéo cắt cành
Các bước thực hiện
- Nhổ rễ lên khỏi mặt đất, dùng vòi xịt làm sạch lớp đất bám ở củ.
- Dùng dao chuyên dụng cắt các nhánh rễ theo đúng ý, bỏ những rễ nhỏ không cần thiết quanh củ (phần ở trên mặt đất). Hãy loại bỏ những rễ nhỏ quanh các đầu rễ lớn để nếu nó bị dập khi trở lại đất nó cũng không thể gây bệnh. Tất cả các vết cắt này cần được bôi thuốc trừ bệnh (Aliette, vôi, sơn..)
- Treo cây lên trong khoảng 5-10 ngày để các vết cắt khô. Cần treo ở nơi có ánh nắng nhẹ, râm mát.
- Đem cây trồng trở lại chậu với đất ẩm và để nơi râm mát, tránh ánh nắng mạnh. Nếu có mầm nhú ở chỗ vết cắt, không tưới nước nhiều, chỉ nên tưới ở dạng sương nhẹ.
- Khi xuất hiện các mầm nhú lớn hơn, di chuyển cây ra nơi có ánh nắng khoảng 80%. Lúc này các mầm non sẽ thu hút sâu bệnh gây hại. Đừng sử dụng thuốc diệt trừ mà hãy diệt trừ thủ công nhằm tránh làm tổn thương mầm non.
- Dùng phân NPK 20:20:20 để bón. Tiếp tục bón phân hữu cơ để bón cho cây khi cây ra chồi non và lá đã hoàn chỉnh.
- Chăm sóc thường xuyên cây kéo dài 6 tháng, bạn sẽ có một dáng hoàn chỉnh
kĩ thuật cắt tỉa cây hoa sứ
Đối với cây hoa sứ bị yếu bệnh
Cũng tương tự như cách trên, nhưng khi nhổ cây lên nếu phát hiện rễ cây bị thối, bạn cần phải xử lí triệt để chỗ thối đó. Cắt đến khi nào đến phần phát triển bình thường. Bôi thuốc và phơi khô trong 10 đế 20 ngày sau đó mới đem trồng.
Sau đó, thực hiện các bước như các bước trên. Nhưng cũng cần lưu ý tăng dinh dưỡng cho cây để cây mau hồi phục các vết thương lớn.
Trên đây là chi tiết cách cắt tỉa cây hoa sứ cho bộ rễ đẹp. Hy vọng sẽ giúp ích cho những ai đang tìm hiểu về kỹ thuật này. Chúc các bạn thành công!
Bài viết khác
Danh mục
Tin tức nổi bật
Thống kê
- Online: 6
- Lượt truy cập: 956.908