KINH NGHIỆM CHĂM SÓC HOA HỒNG BỊ VÀNG LÁ HIỆU QUẢ NHẤT

  1. 13-10-2019 16:22:04
  2. 5.580
  3. 0
1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn - 5580 Lượt xem

Hoa hồng bị vàng lá là bệnh dễ gặp phải trong quá trình trồng, chăm sóc cây hoa hồng. Nếu xử lý không đúng cách có thể gây thối rễ, chết cây hoa. 

Hoa hồng bị vàng lá là bệnh dễ gặp phải trong quá trình trồng, chăm sóc cây hoa hồng. Nếu xử lý không đúng cách có thể gây thối rễ, chết cây hoa. 

Tìm hiểu nguyên nhân tại sao hoa hồng bị vàng lá

Ở nước ta, việc trồng hoa hồng đỏ, hoa hồng anh vàng, trắng,...ngày càng phổ biến. Trong quá trình trồng, chăm sóc cây thường gặp phải tình trạng hoa hồng bị vàng lá. 

kinh nghiem cham soc hoa hong bi vang la hieu qua nhat
Hoa hồng anh vàng

Vậy có những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh vàng lá ở hoa hồng? Bạn cùng tham khảo những biểu hiện và nguyên nhân dẫn tới bệnh vàng lá sau đây.

Bón phân không hợp lý

Dấu hiệu: cây bị héo lá trên ngọn, sau khoảng 2 ngày những lá ở gốc sẽ vàng dần. Nếu không xử lý kịp thời, chỉ cần chưa tới 1 tuần thân cây đã bị héo, thậm chí là chết.

Nguyên nhân: bón phân không đúng thời điểm hoặc bón phân sai liều lượng so với tuổi của cây.

Úng nước hoặc thiếu nước

Dấu hiệu: Khi úng nước, một số lá sẽ ngả vàng, đốm đen và rụng dần. Thiếu nước lá hoa hồng sẽ héo vàng, rụng lá gốc, cành héo dần.

Nguyên nhân: Tưới quá nhiều nước hoặc ít nước làm ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của cây.

Sâu đục thân cây

Dấu hiệu: Ngọn của những cành non sẽ bị héo và dần chuyển sang khô, teo lại. Cành già có thể sần sùi hoặc nứt lớp vỏ bên ngoài. 

Nguyên nhân: Sâu đục vào trong thân cây, cành làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất.

kinh nghiem cham soc hoa hong bi vang la hieu qua nhat
Hoa hồng anh vàng

Nấm hại cây

Dấu hiệu: Khi bị nấm cây hoa hồng thường có hiện tượng lá vàng, héo khô, đốm đen hoặc lá bị xoăn.

Nguyên nhân: Vào mùa mưa ẩm ướt nhiều sẽ có nấm phát triển mạnh trên thân cây, lá và hoa làm cho hoa hồng bị vàng lá. 

Rễ cây hoa hồng đang bị tổn thương

Dấu hiệu: Sáng sớm và tối cây hoa có thể tươi tắn nhưng vào buổi trưa, chiều lại bị héo, ủ rũ.

Nguyên nhân: Do sâu, côn trùng, cuốn chiếu,...đục hoặc cắn rễ cây làm chậm quá trình hút chất dinh dưỡng.

Cách khắc phục và chăm sóc khi hoa hồng bị vàng lá

Khi cây ngộ độc phân bón: Nếu bón phân quá liều lượng thì xử lý bằng cách tưới ngập nước 1-2 lần cho chậu cây để xả trôi phân. Sau khi khô bớt nước thì xới tơi đất để chậu đất ổn định. Hòa phân bón cùng nước theo đúng liều lượng với tuổi của cây để tưới vào gốc.

Cây úng nước: Thay đổi lại lượng nước cho phù hợp với mức hấp thụ của cây. Lót sỏi hoặc đất nung dưới đáy chậu để tăng hiệu quả thoát nước thường xuyên.

Cây thiếu nước: Sử dụng một số loại phân bón có khả năng giữ ẩm tốt và điều chỉnh lượng nước cho phù hợp với cây hoa hồng bị vàng lá.

Sâu đục thân: Sử dụng thuốc trừ sâu để tiêm vào thân cây, diệt hết sâu đục. Sau khi sâu đã chết thì dùng keo liền sẹo để bịt lỗ sâu đục. Nếu bị sâu nặng, phải cắt bỏ những đoạn cành đã bị sâu để tránh ảnh hưởng đến cành khác. 

Nấm hại cây: Phun thuốc trị nấm bệnh theo đúng liều lượng hướng dẫn. Cắt bỏ cành, lá, bông hoa bị nấm và dọn vệ sinh cho chậu cây hoa. Lưu ý mùa ẩm nên hạn chế tưới nước để tránh nấm mốc.

kinh nghiem cham soc hoa hong bi vang la hieu qua nhat
Hoa hồng anh vàng

Rễ cây bị tổn thương: Tỉa bớt rễ bị sâu đục, việc này cũng làm kích thích sự tăng trưởng của đầu rễ. Sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc kích rễ để tăng thêm rễ giúp cây mau chóng khỏe lại.  

Sau khi cây hoa hồng đã ổn định và phục hồi sau bệnh vàng lá thì tiến hành chăm sóc bình thường. Lựa chọn phân bón hữu cơ, thuốc chống nấm, ký sinh trùng phù hợp với loại hoa hồng để tăng đề kháng.

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm trồng, chăm sóc cho hoa hồng bị vàng lá. Hi vọng với những thông tin trên, vườn hoa hồng của bạn sẽ hết sâu bệnh và nở những bông hoa đẹp nhất! 

Bài viết khác

Hotline Hotline