Hướng dẫn cách xử lý lan hồ điệp bị thối lá

  1. 19-05-2019 20:22:05
  2. 1.149
  3. 0
1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn - 1149 Lượt xem

Nếu lan hồ điệp bị thối lá nếu không được chữa trị, khắc phục kịp thời thì cây sẽ bị còi cọc, nấm, dẫn đến chết cây. Vậy khi lan hồ điệp bị thối lá cần phải xử lý như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHO LAN HỒ ĐIỆP BỊ THỐI LÁ

Bệnh lá hồ điệp bị thối nhũn (thối mềm) do vi khuẩn Pseudomonas gadioli gây ra. Vào khoảng cuối hè đầu thu (từ tháng 6 đến tháng 9) là thời điểm bệnh lan hồ điệp bị thối lá hoành hành gây thiệt hại nghiệm trọng cho lan hồ điệp. Vì đây là thời điểm nắng nóng (nhiệt độ cao) và mưa nhiều (độ ẩm cao) tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Bệnh lan hồ điệp bị thối lá sẽ khiến cây bị úng thối và rụng lá nhanh chóng.
Vi khuẩn xâm nhập vào cây lan thông qua các vết cắn chích của côn trùng, hoặc do các vết thương cơ giới do mưa gió hay vô ý trong quá trình chăm sóc…
 
huong dan cach xu ly lan ho diep bi thoi la
Lan hồ điệp bị thối lá sẽ khiến cây bị úng thối và rụng lá nhanh chóng

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH THỐI LÁ Ở LAN HỒ ĐIỆP

Khi cây bắt đầu nhiễm bệnh, lá cây xuất  hiện một số chấm nhỏ như bị phỏng nước sôi. Dưới điều kiện ẩm ướt, những chấm nhỏ này lan nhanh cho cả lá, làm cho lá xanh chuyển dần thành màu vàng nâu và sau đó là màu nâu, lá bị mọng nước. Rễ cây chuyển sang màu vàng nâu, nặng có thể là thối đen. Khi bóp lá sẽ thấy nhớt nhớt và có mùi rất khó ngửi. Tốc độ hủy diệt của bệnh thường rất nhanh, nếu không phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời thì chỉ trong dăm ba ngày cả bộ lá của cây sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và cây có thể chết trong vòng 5-7 ngày.
huong dan cach xu ly lan ho diep bi thoi la
Tốc độ hủy diệt của bệnh lan hồ điệp bị thối lá thường rất nhanh

PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THỐI LÁ Ở LAN HỒ ĐIỆP

Để phòng ngừa và xử lý lan hồ điệp bị thối lá, bạn nên tiến hành một số công việc sau đây:
- Thường xuyên quan sát để phát hiện và diệt trừ rầy, rệp, nhện đỏ trên cây lan kịp thời nhằm hạn chế các vết thương do chúng cắn, chích. Đồng thời, trong khi chăm sóc tránh tạo ra những vết thương cơ giới cho cây, để hạn chế bớt các “cửa ngõ" xâm nhập của vi khuẩn vào trong cây.
- Khi cây đã bị bệnh nên ngưng tưới nước vài ngày nhằm tránh tia nước làm phát tán bệnh và giảm tác dụng của thuốc. Cắt bỏ chỗ bị thối sau đó sử dụng một trong các loại thuốc như Starner 20WP, New Kasuran BTN, Benlate 50WP, Fundazol 50WP... để phun xịt. Khi phun thuốc bạn nhớ phun ướt cả chậu lan và giàn treo.
- Nếu cây đã bị bệnh quá nặng bạn nên tiến hành tiêu hủy hoặc cách ly sang khu vực khác. Bạn có thể gỡ cây ra khỏi chậu, rồi ngâm cây trong dung dịch nước thuốc của những loại thuốc trên, nhấc cây ra cho ráo nước rồi trồng sang chậu mới. Trước khi treo chậu lan mới trồng lại lên giàn bạn nên khử trùng giàn lan một cách kỹ lưỡng. Sau khi trồng khoảng 5 - 7 ngày, tiếp tục phun một đợt thuốc nữa cho cả giàn lan.
Bạn nên thường xuyên quan sát và chăm sóc vườn hoa lan của mình cẩn thận, khi phát hiện dấu hiệu lạ thì phải tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách xử lý ngay để tránh lây lan ra diện rộng. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm để chăm sóc cho vườn lan nhà mình tốt nhất.

Bài viết khác

Hotline Hotline