Các bệnh hại cây hoa sen đá và cách phòng trừ
- 18-05-2019 08:33:47
- 1.335
- 1
Hoa sen đá là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng cũng dễ bị bệnh hại. Thực tế, sen đá có sức sống và khả năng chống chịu mãnh liệt dù có cách trồng sen đá như thế nào, nhưng như vậy không có nghĩa là cây không bị sâu bệnh hại, thường sen đá cũng bị nấm, rệp sáp tấn công. Dưới đây là các bệnh hại cây sen đá và cách phòng trừ. Cùng tham khảo nhé!
- Cắm hoa sen theo phong cách Ikebana Nhật Bản
- Tượng trưng và ý nghĩa hoa sen trắng
- Ý nghĩa hoa sen xanh
- Mẹo chọn hoa sen và giữ hoa tươi lâu nở đẹp trang trí nhà
- Các bệnh hại cây hoa sen đá và cách phòng trừ
1. Cây bị thiếu nắng hoặc thừa nắng
Vấn đề liên quan đến độ chiếu sáng cho cây là vấn đề thường gặp nhất đối với các loài sen đá. Khi cây bị thiếu sáng, nắng trong một thời gian dài sẽ dẫn đến thay đổi hình dạng, lá yếu ớt, nhạt màu. Nếu để cây tiếp tục trong tình trạng đó, cây sẽ thối và chết. Chính vì thế, các bạn nên chú ý đến cây, cho cây ra phơi nắng sáng nhẹ, ít nhất 2 lần/1 tuần nhé.
Cây thừa nắng, cây có hiện tượng cháy nắng khi chúng ta để cây dưới ánh nắng trực tiếp, khi nhiệt độ quá cao, đặc biệt lúc buổi trưa. Hoặc khi các bạn nhận cây con về, trồng ngay và cho ra chỗ nắng ngay (chúng ta cần lấy cây con ra để khoảng 1 ngày, sau đó thay đất cho cây, đất chỉ hơi ẩm và trồng trong chỗ râm mát)
2. Cây bị bung gốc:
Thường khi mua hoa sen đá về, nên nhổ lên, cắt bỏ rễ già rồi trộn lại đất, sau đó mới trồng lại.
Do cây trồng lại, và có khi cắt bớt rễ già để kích thích ra rễ mới, nên khi trồng lại có khi cây k có nén quá chặt (để dễ thoát nước và tránh hư tổn cây). Vì vậy, các bạn đem về cứ chăm sóc như bình thường, đừng có đụng, lung lay, lúc lắc nó.
3. Cây thiếu nước
Lá gần gốc bị nhăn hoặc héo. Hiện tượng này có thể là do cây thiếu nước hoặc lá già. Khi hiện tượng này xảy ra thì các bạn nên bổ sung nước tưới cho cây và rút ngắn khoảng cách tưới giữa các lần tưới
4. Sen đá bị nấm, rệp sáp tấn công
Biểu hiện rõ nhất là lá (thường là tầng lá giữa cây) bị thối đen rồi lan rộng ra các lá khác và toàn thân. Bệnh này rất dễ phát triển vào lúc giao mùa, nhất là khi mưa kéo dài.
Nếu cây có biểu hiện như trên thì rất khó cứu và thường phải cắt bỏ. Chính vì vậy tốt nhất bạn hãy phòng bệnh cho cây từ trước.
Đối với rệp sáp, biện pháp phòng trừ khá hiệu quả đó là diệt trừ kiến. Vì kiến thường tha rệp sáp tới, tấn công sen đá. Cho nên hãy đảm bảo khu vực trồng cây không có kiến. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc diệt rệp sáp trải quanh gốc cây. Loại thuốc này có bán tại cửa hàng bảo vệ thực vật.
Đối với nấm thì phòng bằng cách giữ cho khu vực trồng không bị ẩm ướt quá lâu. Kèm theo đó hãy phun các loại thuốc phòng bệnh như COC85, Anzil…
Khi cây bị bệnh, hãy loại bỏ hết các lá bệnh và tiêu huỷ. Tiếp đó, dùng dao khử trùng cắt bỏ phần thân bị thối, giữ lại phần khoẻ mạnh. Bạn hãy để cây nơi khô thoáng khoảng 3 ngày cho vết thương khô đi rồi tiến hành trồng lại.
Hi vọng bài viết trên đã giúp các bạn có phần nào hiểu rõ hơn về những đặc diểm vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hoa sen đá nhé. Diachishophoa.com cam kết là nơi đặt hoa online uy tín và chất lượng nhất. Nếu bạn muốn đặt hoa online đùng ngại ngần gì mà hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình về dịch vụ nhé! Chúc bạn một ngày thành công.
Vấn đề liên quan đến độ chiếu sáng cho cây là vấn đề thường gặp nhất đối với các loài sen đá. Khi cây bị thiếu sáng, nắng trong một thời gian dài sẽ dẫn đến thay đổi hình dạng, lá yếu ớt, nhạt màu. Nếu để cây tiếp tục trong tình trạng đó, cây sẽ thối và chết. Chính vì thế, các bạn nên chú ý đến cây, cho cây ra phơi nắng sáng nhẹ, ít nhất 2 lần/1 tuần nhé.
Các bệnh hại cây Sen đá và cách phòng trừ
Cây thừa nắng, cây có hiện tượng cháy nắng khi chúng ta để cây dưới ánh nắng trực tiếp, khi nhiệt độ quá cao, đặc biệt lúc buổi trưa. Hoặc khi các bạn nhận cây con về, trồng ngay và cho ra chỗ nắng ngay (chúng ta cần lấy cây con ra để khoảng 1 ngày, sau đó thay đất cho cây, đất chỉ hơi ẩm và trồng trong chỗ râm mát)
2. Cây bị bung gốc:
Thường khi mua hoa sen đá về, nên nhổ lên, cắt bỏ rễ già rồi trộn lại đất, sau đó mới trồng lại.
Do cây trồng lại, và có khi cắt bớt rễ già để kích thích ra rễ mới, nên khi trồng lại có khi cây k có nén quá chặt (để dễ thoát nước và tránh hư tổn cây). Vì vậy, các bạn đem về cứ chăm sóc như bình thường, đừng có đụng, lung lay, lúc lắc nó.
3. Cây thiếu nước
Lá gần gốc bị nhăn hoặc héo. Hiện tượng này có thể là do cây thiếu nước hoặc lá già. Khi hiện tượng này xảy ra thì các bạn nên bổ sung nước tưới cho cây và rút ngắn khoảng cách tưới giữa các lần tưới
Các bệnh hại cây Sen đá và cách phòng trừ
4. Sen đá bị nấm, rệp sáp tấn công
Biểu hiện rõ nhất là lá (thường là tầng lá giữa cây) bị thối đen rồi lan rộng ra các lá khác và toàn thân. Bệnh này rất dễ phát triển vào lúc giao mùa, nhất là khi mưa kéo dài.
Nếu cây có biểu hiện như trên thì rất khó cứu và thường phải cắt bỏ. Chính vì vậy tốt nhất bạn hãy phòng bệnh cho cây từ trước.
Đối với rệp sáp, biện pháp phòng trừ khá hiệu quả đó là diệt trừ kiến. Vì kiến thường tha rệp sáp tới, tấn công sen đá. Cho nên hãy đảm bảo khu vực trồng cây không có kiến. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc diệt rệp sáp trải quanh gốc cây. Loại thuốc này có bán tại cửa hàng bảo vệ thực vật.
Đối với nấm thì phòng bằng cách giữ cho khu vực trồng không bị ẩm ướt quá lâu. Kèm theo đó hãy phun các loại thuốc phòng bệnh như COC85, Anzil…
Khi cây bị bệnh, hãy loại bỏ hết các lá bệnh và tiêu huỷ. Tiếp đó, dùng dao khử trùng cắt bỏ phần thân bị thối, giữ lại phần khoẻ mạnh. Bạn hãy để cây nơi khô thoáng khoảng 3 ngày cho vết thương khô đi rồi tiến hành trồng lại.
Các bệnh hại cây Sen đá và cách phòng trừ
Hi vọng bài viết trên đã giúp các bạn có phần nào hiểu rõ hơn về những đặc diểm vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hoa sen đá nhé. Diachishophoa.com cam kết là nơi đặt hoa online uy tín và chất lượng nhất. Nếu bạn muốn đặt hoa online đùng ngại ngần gì mà hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình về dịch vụ nhé! Chúc bạn một ngày thành công.
Bài viết khác
Danh mục
Tin tức nổi bật
Thống kê
- Online: 6
- Lượt truy cập: 948.130