Bật mí kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa dã quỳ chuẩn nhất
- 10-06-2019 21:02:02
- 2.897
- 0
Hoa dã quỳ là loài hoa có sức sống mạnh mẽ và mang vẻ đẹp mộc mạc nhưng khiến nhiều người mê mẩn. Nhiều bạn muốn sở hữu một khu vườn với những bông hoa dã quỳ màu vàng rực rỡ. Sau đây cùng chúng tôi tìm hiểu các trồng và chăm sóc loài hoa này nhé!
- Cửa hàng hoa tươi quận 3
- Những mẫu hoa hồng 8/3 đẹp nhất dành tặng người phụ nữ mình yêu
- Hoa tặng ngày của mẹ món quà đong đầy yêu thương
- Ý nghĩa và biểu tượng hoa cúc vạn thọ
- Truyền thuyết về ý nghĩa hoa lan hồ điệp
Đặc điểm cây hoa dã quỳ
Hiện nay, không chỉ có Đà Lạt mới trồng cây hoa dã quỳ mà có rất nhiều nơi từ Nam ra Bắc trồng hoa. Hoa dã quỳ không mang một vẻ đẹp cao sang mà bình dị gần gũi với con người hơn. Hoa dã quỳ có tên khoa học là Tithonia diversifolia và thuộc họ nhà cúc.
Cây hoa dã quỳ là cây mọc bụi sống được lâu năm. Chiều cao trung bình của cây vào khoảng 2-3m. Khi còn non thân cây có màu xanh đậm nhưng khi đã trưởng thành thì màu thân cây chuyển dần sàng màu nâu xám. Lá cây cũng giống như các cây cúc khác và có màu xanh thẫm. Hai bên mặt lá đều nhẵn và được bao phủ lên một lớp lông tơ màu trắng mịn.
Hoa dã quỳ có khi mọc đơn lẻ từng bông có khi lại mọc thành chùm với nhau. Chúng có vẻ đẹp là sự kết hợp giữa hoa hướng dương và hoa cúc vàng nên trông rất đẹp. Mỗi một bông hoa được tạo nên bởi những cánh hoa màu vàng mềm mại.
Hoa dã quỳ với những cánh hoa vàng óng
Kỹ thuật trồng hoa dã quỳ
Cây hoa dã quỳ trồng bằng hạt khá dễ dàng vì thế khi trồng cây ta không quá mất nhiều thời gian. Trước tiên cần tìm mua hạt giống hoa dã quỳ tại siêu thị hạt giống uy tín để đảm bảo độ chắc mẩy, nở đều.
Đất trồng hoa dã quỳ không quá kén chỉ cần đất tơi xốp, đủ dinh dưỡng, trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước thường xuyên là cây luôn cho hoa khoe sắc rồi nhé. Độ pH phù hợp trên đất trồng cúc từ 6-6,5.
Nếu trồng hoa dã quỳ trên đất trũng, ẩm thấp, bí, đất chua, dẫn tới thiếu oxy và ảnh hưởng tới hoạt động của các vi sinh vậy trong đất, quá trình phân giải chất hữu cơ chậm thì bộ rễ kém phát triển. Điều này ảnh hưởng tới việc hút dinh dưỡng của cây, dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, lá úa vàng, sinh trưởng phát triển kém. Lưu ý nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước thường xuyên là cây luôn cho hoa khoe sắc.
Sau khi đã chuẩn bị toàn bộ đất trồng cần tiến hành gieo hạt trực tiếp vào khay ươm hoặc đất vườn đều được vì hoa dã quỳ khá dễ phát triển. Sau khi gieo phủ một lớp đất mỏng và tưới nước đủ ẩm. Hàng ngày tưới nước và duy trì độ ẩm vừa đủ cho tới khi hạt giống nảy mầm và phát triển thành cây con. Lúc này, ta đem cây con trồng trực tiếp vào đất hay trồng vào chậu nếu thích.
Nên trồng vào những ngày râm mát, trước khi trồng tưới nước cho mặt luống đủ ẩm (75%), sau đó dùng dầm để đào hốc, trồng xong dùng tay ấn nhẹ xung quanh gốc và phủ gốc bằng mùn rơm rồi dùng bình ôdoa hay bình nước để tưới nước đẫm.
Hoa dã quỳ cần được trồng đúng cách
Chăm sóc cây hoa dã quỳ
Tưới nước: Giai đoạn đầu mới trồng cây, cây còn yếu nên rất cần nước để sinh trưởng và phát triển bộ rễ cho cứng cáp. Mỗi tuần nên tưới 2-3 lần và dùng bình phun để tưới nước cho cây bời lúc này, cây chưa vững tưới mạnh cây dễ bị đổ nghiêng ngả.
Nhiệt độ: Cây thích hợp trồng ở nhiệt độ 15-30 độ C. Nếu hôm nào thời tiết nắng nóng thì đưa chậu trồng vào nơi có bóng râm, thoáng mát
Bón phân: Định kỳ bón phân mỗi năm 2-3 lần để bổ sung chất dinh dưỡng nuôi cây nhất là giai đoạn cây chuẩn bị cho hoa. Hòa tan phân bón NPK với nước rồi tưới vào gốc cây. Không nên bón quá nhiều phân sẽ giúp cây phát triển về bộ lá, không cho nở hoa nhiều.
Sâu bệnh: Cây hao cúc dã quỳ có rất ít sâu bệnh nên có thể hoàn toàn yên tâm cho cây tự phát triển. Thi thoảng dùng tay ngắt bỏ những lá vàng úa, hoa héo giúp cây được thông thoáng.
Chăm sóc hoa dã quỳ không quá khó khăn
Bài viết khác
Danh mục
Tin tức nổi bật
Thống kê
- Online: 8
- Lượt truy cập: 954.870